TOY STORY 3

Chắc bạn sẽ tự hỏi, ủa, mẹ của Andy trong Toy Story thì có gì là đặc biệt. (Trong trường hợp bạn không nhớ, thì Andy là cậu bé nhân vật chính trong phim Toy Story – Câu chuyện đồ chơi). Ừa, thì thật ra, trong phim, chúng ta hầu như chẳng để ý mấy đến nhân vật mẹ của Andy. Bà chỉ là một nhân vật phụ phụ phụ. Trong suốt phần một của Câu chuyện đồ chơi, chúng ta hầu như chả thấy mặt của mẹ Andy, bởi bộ phim chỉ tập trung vào Andy và tình yêu của cậu bé với đám đồ chơi. Azithromycin online http://advicarehealth.com/azithromycin.html

Nhưng các bạn nên nhớ, đây là bộ phim của Pixar, và trong thế giới phim hoạt hình của Pixar, mọi thứ có vẻ như đều liên quan với nhau. Sildenafil Citrate http://www.wolfesimonmedicalassociates.com/sildenafil-citrate/

Trước khi nói tiếp về bà mẹ của Andy, chúng ta tạm rẽ quan hướng khác nói chuyện về thế giới của Pixar và mọi thứ liên quan ra sao cho các bạn nổ tung đầu cái đã nha. Cái này được một bạn tên là Jon Negroni đặt tên là “Lý thuyết Pixar” (Pixar Theory) sau khi bạn xem

  • A Bug’s Life
  • Toy Story 2
  • Monsters Inc.
  • Finding Nemo
  • The Incredibles
  • Cars
  • Ratatouille
  • Wall-E
  • Up
  • Toy Story 3
  • Cars 2
  • Brave
  • Monsters University

ku-xlarge

Theo đó, Brave là bộ phim đầu tiên và cuối cùng trong dòng thời gian của thế giới này. Một điều hiển nhiên, bộ phim này có bối cảnh thời Tăm Tối ở một vương quốc Scotland nên nó là bộ phim đầu tiên trong dòng thời gian của thế giới Pixar, nhưng nó cũng là bộ phim Pixar duy nhất có thể thực sự giải thích tại sao mấy con thú trong thế giới của Pixar đôi khi lại ứng xử như người.

pixar_02

Trong phim Brave, Merida phát hiện ra có một “phép thuật” có thể giải quyết được những vấn đề rắc rối trong đời mình, nhưng chẳng may lại biến mẹ cô thành một con gấu. Chúng ta khám phá ra phép thuật này do một mụ phù thuỷ quái đản có dính dáng đến đám ma trơi bí ẩn. Chúng ta không chỉ thấy đám thú vật hành xử như người, mà ngày cả mấy cây chổi vốn là vật vô tri vô giác cũng hành động như người trong tiệm phù thuỷ.

Chúng ta còn khám phá ra mụ phù thuỷ này hay biến mất đột ngột mỗi khi mụ đi ngang qua những cánh cửa, làm chúng ta nghĩ có khi mụ thiệt ra không tồn tại. Hey hey, đừng háo hức đoán sớm quá, từ từ, chúng ta sẽ quay trở lại với mụ phù thuỷ sau, còn tạm thời thì có thể mụ phù thuỷ là một nhân vật trong một bộ phim khác của Pixar ….

pixar_01

Mà thôi, tính liệt kê ra hết chuyện vòng vo lũ thú vật từ thời Tăm Tối đã có chút phép thuật rồi sinh sôi nảy nở rồi có hành xử như người về sau, trí thông minh của chúng cũng phát triển vượt bậc, cho nên con chuột trong Ratatouille mới nấu ăn ngon như thế, mấy con cá trong Finding Nemo mới thông minh như thế, và mấy con thú trong Up mới lanh lẹ như thế; hay là chuyện con người rời bỏ Trái Đất đi hết, để lại mấy cái máy dọn rác như trong Wall-E, cho nên trong phim Cars chả còn thấy một mống người nào, mà giờ đây máy móc nó cũng phát triển thông minh, tự sống luôn, xong cái mầm xanh mà Wall-E nó nuôi giữ trong Wall-E nó đựng trong cái giày, ai chịu khó xem lại Bug’s Life tới cuối phim sẽ thấy cái cây khổng lồ mà nguyên bầy kiến sống gần đó thiệt ra cũng mọc ra từ cái giày, để hiểu là cái thế giới trong The Bug’s Life diễn ra sau khi con người đi lưu lạc sang hành tinh khác cho nên chúng ta chả thấy mống người nào trong cái thế giới đó hết đó. Chưa kể tới cái tập đoàn man rợ thâu tóm hết cả thế giới, từ trong Wall-E tới Up thiệt ra cũng là 1 tập đoàn duy nhất mà thôi: Buy n Large.

pixar_03

Quay trở lại phim Monster Inc cái nà. Nhớ bé Boo hông? Em bé gái xinh xắn quậy tưng bừng cái thế giới của lũ quái vật đó. Chuyện gì xảy ra với em ấy sau này? Có mấy bạn để ý em đó là em Bonnie Anderson trong Toy Story 3, nhưng thiệt ra hông phải. nghĩ xem, em ấy đã thấy mọi thứ diễn ra trong thời tương lai của Trái Đất, thời kỳ mà “con mèo con” (“kitty”, cách mà Boo gọi Sully) biết nói tiếng người. Cô bé ấy khi trở lại thế giới của mình ắt hẳn phải bị ám ảnh với việc tìm ra cho bằng được chuyện gì đã xảy ra với người bạn của mình, Sully, và vì sao mấy con thú trong thời cô bé sống không có được thông minh như mấy con thú cô bé thấy trong thời tương lai. Cô bé nhớ mấy cái “cánh cửa” là chìa khoá để cô bé tìm thấy Sully, và cô bé khám phá… khám phá… để rồi trở thành…. MỤ PHÙ THUỶ!

pixar_04

Chính là thế, Boo là mụ phù thuỳ trong Brave. Cô bé tìm được cách để du hành thời gian để tìm Sully, và đã quay trở về với nguồn gốc của ma thuật: đám ma trơi. Chúng là những thứ khởi nguồn cho mọi thứ, và trở thành phù thuỷ, Boo dùng ma thuật để tìm kiếm Sully bằng cách tạo ra những cánh cửa để có thể đi tới đi lui xuyên thời gian!

Làm sao chúng ta biết được? Trong phim Brave, chúng ta có thể thấy trong nháy mắt một bức vẽ trong xưởng của mụ phù thuỷ. Bức vẽ hình Sully!!!!

pixar_05

Chúng ta còn thấy cả cái xe tải Pizza Planet bằng gỗ trong tiệm của mụ phù thuỷ, và đó là chuyện vô lý trừ khi mụ đã từng thấy nó trước đây (và xe tải Pizza Planet xuất hiện trong hầu như mọi phim của Pixar).

pixar_06

Và Merida không thể tìm thấy mụ phù thuỷ mỗi khi mụ đi qua cánh cửa, bởi những cánh cửa này là những cánh cừa ma thuật có cơ chế hoạt động giống như những cánh cửa trong Monster Inc….

Bạn nào bắt đầu có hứng thú với việc đi sâu hơn về thế giới của Pixar, mời vô đây đọc tiếp (Dĩ nhiên tui không đủ thông minh để phân tích ra mọi thứ này, tui chỉ dịch lại cho các bạn đọc chơi cho vui thôi, và dĩ nhiên phần còn lại thì các bạn chịu khó đọc tiếng Anh nha, nhiều cái cũng hay lắm)

Nào, chúng ta trở lại với mẹ của Andy. Sau câu chuyện kết nối mọi thế giới trong phim hoạt hình Pixar kể trên thì các bạn đã có hứng thú ngồi đoán mò chưa?

Đừng nói bạn nghĩ mẹ của Andy là… bé Boo lớn lên nha =)) hahahaha

Nhân vật mẹ của Andy sẽ rất thú vị nếu chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về gia đình Davis này (họ của Andy là Davis). Để hiểu bà Davis là ai, chúng ta hãy bắt đầu từ một thứ rất đơn giản: cái nón.

Xem trong bức ảnh dưới đây, bạn thấy chiếc nón cao bồi mà Andy đội khi cậu bé chơi cùng với người bạn đồ chơi của mình suốt thời thơ ấu chứ? Chúng ta nghiên cứu kỹ hơn nhé.

mother_02

Bạn có để ý điều gì bất thường trên cái nón này không? Nó chả giống gì với cái nón của món đồ chơi yêu thích nhất của Andy, chàng cao bồi Woody. Tại sao Andy không đội chiếc nón màu nâu tương tự? Bạn thấy chuyện này bình thường thôi, đúng không. Nhưng chúng ta hãy làm một chuyến phiêu lưu với lý thuyết này nhé: Andy thừa hưởng chiếc nón từ mẹ của mình.

Trong phim Toy Story 2, cậu bé Andy Davis đi cắm trại hè, và mẹ cậu bán đồ cũ ở sân nhà. Có một lão đến và tìm thấy Woody trong một chiếc hộp, và xin bà Davis bán cho lão vì Woody là món đồ chơi sưu tập có từ thời 1950.

Bà Davis từ chối, và nói cho lão biết “Woody là món đồ chơi cũ trong gia đình”. Từ tập một sang tập hai, về mặt thời gian trong phim, không có cách xa nhau là mấy, và chúng ta đều biết Andy có Woody từ hồi mẫu giáo, theo như lời kể của Ngài Đầu Khoai. Sinh nhật lần thứ 6 của Andy trong tập 1, và tập này cậu bé cũng chỉ mới 7, 8 tuổi, và Woody cũng đâu có cũ tới vậy.

Woody cũng không nhớ mình là ai. Hẳn Woody phải là một món đồ chơi rất cũ, nếu không Woody đã nhớ rõ mình là ai. Cũng có thể Woody là món đồ chơi của ba Andy, nhưng chúng ta hầu như chả bao giờ nghe nhắc tới nhân vật này.

Chúng ta quay lại với chiếc nón của Andy. Rất có thể, bà Davis đã cho Andy chiếc nón của bà. Chúng ta thấy chiếc nón này một lần khác trong tập 2 của Toy Story.

ts2-jessie-toy-story-11336601-474-324

Có thấy gì quen quen không? Cùng một chiếc nón đỏ đan dây vành trắng. Tại sao Andy lại có chiếc nón giống hệt nón của Jessie? Bởi vì, mẹ cậu có chiếc nón này. Hãy nhìn bức hình này.

Bạn có thấy gì trên giường không? Emily, chủ trước của Jessie, đã đội chiếc nón này trong suốt ca khúc When She Loved Me trong phim Toy Story 2. Khung cảnh này rõ ràng diễn ra trong những năm 60/ 70 dựa theo lối thiết kế và vật dụng trong phòng Emily.

screen-shot-2014-02-22-at-3-12-42-pm

Và điều đó có nghĩa là Emily có cùng tuổi với mẹ của Andy. Họ có cùng một chiếc nón, ngoại trừ vành đai trắng trên nón của Andy, nhưng có thể nó bị mất đâu đó. Nhìn trong bức hình nay, ta có thể thấy dấu tích của nó. Chứng tỏ, đây là một chiếc nón cũ.

t2e0aaw1-51

Chúng ta cũng biết, cô bé Emily đã đem tặng Jessie cùng những món đồ chơi cao bồi của mình khi cô bé bắt đầu lớn. Vậy chiếc nón có nằm cùng không? Nếu bạn xem lại, bạn sẽ thấy chiếc nón không nằm trong hộp đựng đồ. Chiếc hộp không đủ lớn để đựng chiếc nón! Emily đã giữ lại chiếc nón cao bồi… và khi cô bé lớn lên, trở thành bà mẹ, cô bé đã cho đứa con trai của mình chiếc nón.

Đúng vậy, mẹ của Andy chính là Emily, người chủ cũ của Jessie!

Bạn hẳn sẽ tự hỏi, liệu Emily, tức mẹ Andy, có phát hiện ra bỗng nhiên Andy có một món đồ chơi mà bà từng có hồi còn nhỏ? Hãy thử nghĩ cách này: bạn sẽ phản ứng thế nào nếu bạn thấy con mình bỗng có một món đồ chơi cũ giống hệt món mà bạn có? Bạn hẳn sẽ không vội cho rằng chúng là một, đúng không?

Lý thuyết cho vụ này là, như sự éo le của số phận, cô bé Emily rất yêu quý món đồ chơi cao bồi của mình, nhưng khi cô lớn, cô đem cho nó đi. Con trai cô lớn lên và cũng yêu thích món đồ chơi cao bồi, theo một cách kỳ lạ, cậu bé cũng có tình cảm mãnh liệt với món đồ chơi này như cô hồi nhỏ. Cô đem tặng con trai mình chiếc nón của mình, và Andy một ngày kia bỗng tìm thấy Jessie, chuộc lại sai lầm thời thơ ấu của mẹ cậu bé trong việc bỏ rơi Jessie, và giúp cho câu chuyện của Emily trở nên trọn vẹn.

Cũng như Emily, Andy lớn lên, và cậu không còn thích chơi những món đồ chơi thiếu nhi. Cậu đem tặng chúng, và bắt đầu những năm tháng trưởng thành…

Và đó là câu chuyện vòng đời trong ba tập Toy Story, và đó là câu chuyện của mẹ con nhà Andy.

(một lần nữa, tui không phải là người nghĩ ra, phân tích ra mấy chuyện này, mà vẫn là anh chàng Jon Negroni kỳ công phân tích)

Tags:

2 thoughts

Leave a Reply