Screen shot 2014-05-23 at 9.53.19 AM

1. Đây vẫn không phải là một bài review X-men: Days of Future Past. Đây vẫn là một bài nói chuyện lòng vòng quanh bộ phim. Nói đúng hơn, tui gom nhặt thông tin từ trang http://www.thebentbullet.com/ để tán dóc. Bạn nào siêng thì vào trang này đọc toàn bộ hồ sơ về vụ án Viên đạn bị bẻ cong này.

Bối cảnh chính trong X-Men First Class là năm 1962. Bối cảnh chính trong X-Men: Days of Future Past là năm 1973. Có một khoảng cách 11 năm giữa hai tập phim, và có hàng loạt sự kiện đã xảy ra trong giai đoạn này mà trong phim, nó chỉ được nhắc đến một cách thoáng qua.

Vậy chuyện gì đã thực sự diễn ra trong suốt thời gian ấy, để rồi khi Wolverine được gửi về vào đúng thời điểm năm 1973, Erik đang ở trong tù, Raven đang lang thang bên Việt Nam hành động một mình, và hàng loạt các dị nhân trong X-Men First Class không xuất hiện trở lại?

2. Trọng lịch sừ nước Mỹ, ai là kẻ thực sự ám sát tổng thống Kennedy vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp rõ ràng với thế giới bên ngoài. Thế nhưng, với chính quyền Mỹ, kẻ thực sự ám sát Kennedy đã bị bắt. Hắn bị giam ngay bên dưới lầu năm góc, trong một nhà giam đặc biệt nhất thế giới, với sự kiểm soát nghiêm ngặt. Nhà tù bí mật này được xây dựng kiên cố với những vật liệu không kim loại bền vững, và nó bí mật đến mức người ta không đặt tên cho nó. Kẻ bị giam ở nơi này, như một nhân viên chính phủ Mỹ từng nói, nếu có một thảm họa diệt chủng hạt nhân  xảy ra, chỉ có hai thứ có thể sống sót “Gián, và tên này”.

Tổng thống Lyndon B. Johnson đã gọi hắn là “kẻ nguy hiểm nhất thế giới” từ năm thập kỷ trước.

Mắt hắn xanh biếc. Khuôn mặt hắn thanh mảnh, sắc nét và toát nên một sức mạnh quyền lực chỉ với một cái cau mày. Thế nhưng, so với những kẻ đồng trang lứa, hắn có gương mặt quá trẻ trung. Hắn đã ngoài 80 tuổi.

Đã có hơn 1000 cuốn sách viết về vụ ám sát tổng thống Kennedy hôm 22/11/1963. hầu như đều điều tra xoay quanh những nhân vật như Lee Harvey Oswald và Jack Ruby. Hầu như không một ghi chép nào nhắc đến kẻ đang bị giam cầm trong nhà tù bí mật của Lầu Năm Góc. Ủy Ban Warren là nơi duy nhất có những ghi chép bí mật về nhân vật này cũng những sự kiện liên quan.

Hắn là Erik Lehsherr. Kẻ tự xưng mình là Magneto.

3. Để hiểu được động cơ của Lehnsherr, hay đúng hơn là động cơ của báo cáo bí mật của chính phủ Mỹ trong việc bắt giam Lehnsherr, cần phải hiểu được tình hình thời đại ở thời điểm Kennedy bị ám sát. Khi Kennedy đắc cử tổng thống vào năm 1961, các cuộc cách mạng về dân quyền bắt đầu gây chú ý trong xã hội Hoa Kỳ. Ở thời điểm đó, dị nhân vẫn chưa gây chú ý nhiều, nhưng các hoạt động mạnh mẽ của Erik Lehnsherr sớm lôi kéo sự chú ý của công chúng Mỹ với nhóm người này.

Năm 1962, khi mà cuộc chiến tranh lạnh đã kéo dài gần 15 năm, thì sự căng thẳng giữa nước Mỹ và Liên Xô bị đẩy đến cao trào và một cuộc chiến thực sự sắp nổ ra. Vào tháng 10/1962, thế giới đối mặt với một cuộc chiến hạt nhân. Chỉ không lâu sau, CIA và Phòng Phản vệ Dị Nhân phát hiện ra cuộc khủng hoảng này do một tên dị nhân cựu phát xít có tên Sebastian Shaw đứng sau điều khiển, với mục đích đẩy con người vào cuộc chiến tàn khốc. Một tổ chức phòng vệ của các dị nhân mang tên Division X được thành lập, do Charles Xavier lãnh đạo, và Erik cũng là một thành viên. Division X ngăn chặn được nguy cơ chiến tranh xảy ra. Thế nhưng, sau sự kiện này, Erik rời nhóm X, tự đứng ra thành lập Hội Huynh Đệ, một tổ chức khủng bố tập hợp các dị nhân để đấu tranh đòi quyền thống trị cho các dị nhân. Trong khi đó, Division X tan rã trong vài ngày sau đó.

bb1

Các hoạt động của Hội Huynh Đệ gây nên nỗi sợ hãi trong lòng dân chúng Mỹ. Năm 1963, khi Kennedy lên làm tổng thống, tình hình có vẻ dịu lại, như thể giữa Kennedy và Hội huynh Đệ đã có một thỏa thuận ngầm nào đó. Tuy vậy, vẫn nhiều người lo sợ quyền lực của các dị nhân. Nổi lên trong số này là Edwin Partridge, một cựu tướng Mỹ thân cận với phe cánh hữu, một kẻ luôn chỉ trích Kennedy, chống cộng sản và là một kẻ phân biệt chủng tộc. Bằng một số mối quan hệ thân thiết với bên quân đội, nên dù đã giải ngũ tử năm 1961, Partridge vẫn có cơ hội để tìm đọc các tài liệu liên quan đến vụ khủng hoảng đầu đạn tên lửa Cuba và xác nhận sự kiện này có liên quan đến các dị nhân. Theo những cuộc điều tra của lực lượng đặc nhiệm CIA mang tên Dự Án Thức Tỉnh Diện Rộng, Partridge đã tìm thấy những bằng chứng xác đáng từ các mối liên hệ của mình chứng minh vụ khủng hoảng đầu đạn hạt nhân Cuba có liên quan đến các dị nhân với những bức hành và tài liệu ghi hình bằng phim 8mm.  Chính vì thế, trong một bài diễn văn của mình nơi công cộng, Partridge đã nhắc đến “mối hiểm họa” này, rằng “Đất nước chúng ta đang phải đối mặt với nhiều kẻ thù từ nhiều phía. Bọn Cộng Sản. Bọn Chống Thiên Chúa. Bọn Khác. Và bây giờ, tôi nghe những tiếng thì thầm về mối hiểm họa mới của chúng ta: bọn quái đản đang sống giữa chúng ta, nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân”. Theo ủy ban Warren điều tra, Lehnsherr đã chiêu dụ tên phản động Lee Harvey Oswald vào tháng 2/1963 để thủ tiêu Partridge. Vào tháng 4/1963, trong khi Partridge đang làm việc, Oswald đã chỉa khẩu súng trường Carcano Model 91/38 từ một điểm bắn tỉa cách xa 100 feet và thủ tiêu Partridge. Partridge chết ngay lập tức vì viên đạn bắn trung ngay đầu.

Cái chết của Partridge đã làm kích động những người ủng hộ hắn và dấy lên cơn bão chống Kennedy và những người dị nhân. Những người viết lịch sử dị nhân đã gọi mùa hè 1963 là “Mùa hè hận thù”. Hàng loạt dị nhân khắp cả nước Mỹ đã bị giết hại dã man trong suốt năm đó, trong đó có hai thành viên chủ chốt của Hội Huynh Đệ. Azazel (có khả năng teleport) và Tempest (với đôi cánh côn trùng) đã bị sát hại bởi Project: Wide Awake (tạm dịch Dự Án: Thức Tỉnh Diện Rộng)  vào tháng 7. (Azazel cũng chính là cha đẻ của Nightcrawler, xuất hiện trong X2). Một cô bé 19 tuổi bị tình nghi là dị nhân có tên Arleen Adams sống ở Dallas bị giết chết ngay gần Carousel Club, nơi cô làm việc như một vũ nữ khiêu dâm. Carousel Club do Jack Ruby quản lý, có liên quan đến Hội Bạn Của Nhân Loại.

Khi Kennedy cùng vợ ông Jackie và phó tổng thống Lyndon Johnson hạ cánh ở Dallas vào ngày 22/11, một số tổ chức chống đối như tổ chức Bạn Của Nhân Loại vừa được thành lập đã đăng báo và tờ rơi những thông tin kết tội Kennedy. Một tờ rơi đã ghi rằng Kennedy “đã nói NHỮNG LỜI XẢO TRÁ tuyệt vời với người Mỹ, đặc biệt liên quan đến MỐI KINH HOÀNG GIEN DI TRUYỀN BỊ NGUYỀN RỦA đang XÂM LẤN xã hội chúng ta”. Khi thấy những tờ rơi này, Kennedy đã nói với vợ ông “Chúng ta đang sống trong một đất nước điên loạn”.

Nhiều lời đồn rằng, chính quyền Kennedy đã chuẩn bị  lên tiếng đề cập đến vấn đề gien di truyền này . Sự thật. bài diễn văn mà Kennedy dự định phát biểu trong ngày 22/11/1963 sẽ đề cập đến những vấn đề này một cách kín đáo. Tuy nhiên, bài diễn văn ấy đã không bao giờ diễn ra.

Screen shot 2014-05-23 at 10.02.59 AM

4. Ngày 22/11/1963. Kennedy cùng vợ và thống đốc bang Texas John Connaly đi diễu hành ngang Thư Viện Lưu Ký. Đám đông hò reo. Trên tầng 6 của Thư Viện, Lee Harvey Oswald đã ngồi phục sẵn. Theo ủy ban Warren, Oswald nhận lệnh của Lehnsherr để phục tại đây. Khi chiếc xe đi ngang thư viện, đám đông càng hò reo lớn hơn, và Nellie Connally, vợ của ông thống đốc, quay xuống nói với Kennedy “Ngài tổng thống, dĩ nhiên ngài không thể nói rằng Dallas không yêu ngài”.

Thế nhưng, ba phút sau đó, mọi chuyện đã trở thành một vết nhơ của lịch sử Mỹ.

Oswald nổ súng, nhưng đã hụt. Hắn bắn lần nữa. Theo lý thuyết về sau này trở nên nổi tiếng của Ủy Ban Warren về Viên đạn bị bẻ cong, phát súng thứ hai này đã xuyên qua Kennedy và Connally làm cho họ bị trọng thương. Nellie Connally kéo người chồng dẫm máu của mình xuống đùi bà.

Viên đạn thứ ba bắn trúng đầu Kennedy. Bên trong chiếc xe đẫm màu đỏ. Jackie hoảng loạn, cố với lấy cái gì đó phía sau cốp xe limousine. Về sau một nhân viên mật vụ nói rằng có thể bà đang cố với lấy một mảnh đầu của chồng.

“Jack! Jack!” bà gào thét “Chúng nó đã giết chồng tôi! Trong tay tôi là óc của anh ấy”

Chiếc xe lao tới bệnh viên Parkland Memorial. “Chúng tôi trôi đi giữa hoa hồng vàng và đỏ và máu” Nellie Connally nhớ lại “Một biển kinh hoàng”

5. Cũng trong ngày hôm đó, từ tòa nhà hai tầng của mình, một nhân viên đường ray xe lửa Gavin Lindhardt có một tầm nhìn khá bao quát rõ nét về phía quảng trường Dealey, nơi diễn ra vụ ám sát. Lindhardt nhìn thấy một người đàn ông có diện mạo giống mô tả của Erik đi về phía gò đất trước vụ bắn súng. Sự hiện diện của Lehnsherr cũng được xác nhận bởi bức ảnh do một người dân ở Dallas chụp được, và Marie Ellen Dodge, khi ấy chỉ mới 12 tuổi, đang đứng gần triền đồi cùng cha mẹ. Gia đình Dodge và một gia đình khác – Bill và Gayle Oldman cùng hai đứa con trai – là những nhân chứng thường dân đứng gần vụ ám sát nhất.

Khi chiếc xe limo của tống thống trờ đến, Dodge đã chụp một bức ảnh với chiếc máy Kodak Instamatic 100. Thế nhưng, Dodge không chụp ảnh tổng thống. Cô chụp ảnh “một người đàn ông kỳ lạ, cau có” đang đứng nhìn chằm chằm cái gì đó phía sau ông tổng thống, ở Thư Viện Lưu Ký.

Dodge, bây giờ đã 62 tuổi, nhớ lại “Ông ấy không giận dữ, mà ông ấy bị chói mắt. Căng thẳng. tập trung. Và rồi tôi thấy…. Tôi thấy một chuyện mà suốt một thời gian dài, không ai tin tôi”.

Theo ủy ban Warren, không có tay súng thứ hai nào ở hiện trường hôm ấy như vài kẻ học thuyết âm mưu đặt ra. Chỉ có mỗi một mình Lehnsherr đang cố gắng bẻ cong viên đạn.readMore05

Giả thuyết “Viên Đạn Bay Cong” nay đã nổi tiếng của Ủy Ban Warren chỉ ra rằng, Lehnsherr đã dùng sức mạnh điều khiển kim loại của mình để điều khiển đường bay của viên đạn thứ hai (và có thể là thứ ba) từ khẩu súng của Oswald để đảm bảo nó bắn trúng ngài tổng thống. Giả thuyết này ở thời điểm đó bị bác bỏ cho đến khi CIA vào cuộc với một cuộc tổng điều tra vào tháng 1.1964. Mặc dù không ai hiểu gì về năng lực của Lehnsherr, nhưng mọi chuyên gia về dị nhân đều nhận định giả thuyết Viên đạn bay cong hoàn toàn khả thi. Theo đó, Ủy Ban Warren có thể giải thích được vì sao viên đạn thứ hai của Oswald có thể xuyên qua cơ thể của Kennedy và Connally theo một đường bay bất thường như thế. Theo điều tra, viên đạn dài 1.2 inches bay vào lưng trên của Kennedy, xuyên qua cổ của ông, xuyên qua cổ áo rồi đâm qua cà vạt chui ra bên ngoài bay đâm vào lưng Connally ngay gần nách phải xé toạch cơ thể ông thống đốc, xé toang một xương sườn của ông rồi đâm vào ngay dưới ngực phải, rồi xuyên qua cổ tay phải và găm vào đùi trái!

“Tay ông ta giơ lên” – Dodge hồi tưởng “Tôi nghe tiếng súng thứ hai, và rồi tôi thấy viên đạn. Tôi nhìn thấy viên đạn thật, nó như treo lơ lửng giữa không trung khoảng một giây, rồi bay vút đi. về phía chiếc limousine”.

Screen shot 2014-05-23 at 9.53.00 AM

Ủy Ban Warren sau đó đã đưa ra lý thuyết, vì phát đạn đầu của Oswald hoàn toàn bị hụt, Lehnsherr đã quyết định bẻ lại đường bay của viên đạn thứ hai, để đảm bảo nó phải bắn trúng tổng thống.

Kelly Seagle, Giáo sư Vật Lý của đại học Stanford, một dị nhân đã được quản thúc và kiềm chế năng lực, nhận xét “Những hiểu biết kém cỏi của chúng ta về năng lực của Magneto không đảm bảo liệu ổng ta có thể điều khiển những vật thể quá nhỏ ở tốc độ cao một cách dễ dàng hay không, nhưng vẫn có khả năng ấy. Nó không hề dễ dàng, nó tương tự như bắt ruồi bằng đũa, trong trường hợp này con ruồi bay với tốc độ 1700 feet một giây”. Ủy ban Warren cũng cho rằng, vì viên đạn thứ hai tuy trúng tổng thống nhưng không phải là vết trọng thương, Lehnsherr đã quyết định điều khiển viên đạn thứ ba để kết liễu cuộc đời Kennedy ngay tức thì.

Seagle thừa nhận chuyện này có thể xảy ra, nhưng bà cũng đặt lại câu hỏi “Nhưng nếu Magneto muốn giết tổng thống, tại sao ông ta không bóp nát chiếc xe bằng trí lực của ông ấy. Tại sao không làm rơi máy bay, hay điều khiển khẩu súng của nhân viên mật vụ đi cùng bắn nát đầu tổng thống dễ dàng hơn? Tại sao ông ta phải lộ mặt?”

6. Khoảng tám phút sau phát súng thứ ba của Oswald, chiếc xe chở tổng thống Kennedy đến bệnh viên Parkland Memorial và ông được đưa vào phòng cấp cứu. Thế nhưng, vết thương quá nặng và Kennedy đã qua đời từ trước khi đến bệnh viện. Trong khoảng thời gian đó, bệnh viên Parkland bị quá tải bởi những cuộc điện thoại dồn dập gọi đến. Một số đến từ các chính khách xưng danh, nhưng hàng trăm cuộc gọi khác đều ẩn danh và rất kỳ lạ. Theo những ghi chép các cuộc gọi này, có một phụ nữ tự gọi mình là “The Underground” tự xưng cô có khả năng kỳ lạ có thể hồi sinh lại cho tổng thống. Một cuộc gọi khác, một cậu bé gọi ba lần, mỗi lần gọi đều xin gặp ba của mình “Cha tôi,… ông tổng thống”, cậu bé nói, cười khúc khích, rồi cúp máy. Một cuộc gọi khác, khá bình tĩnh nói “Ông không thể trốn tránh sự phát triển tự nhiên của giống loài của ông được”… Giọng nói này, về sau, được xác định là của Lehnsherr.

Trong khi đó, Lee Harvey Oswald rời khỏi tòa nhà, lên xe bus, về nhà. Khoảng 1g15 chiều, có nhân chứng nhìn thấy Oswald đang đi bộ ngoài đường, cảnh sát Dallas chặn đường hỏi thăm, Oswald đã bắn viên cảnh sát này ba lần trên ngực rồi bỏ trốn vào trong một rạp chiếu phim. Vài phút sau, khi bộ phim War is Hell đang chiếu, cảnh sát ập vào rạp chiếu phim. Oswald không có vũ khí trang bị trên người, cũng không chống đối việc bị bắt giữ và tỏ vẻ ngơ ngác như không hiểu chuyện gì đang xảy ra. “Tôi không hiểu vì sao các người đối xử với tôi thế này” Oswald nói, theo tường thuật của một cảnh sát tại đó “Tôi không giết ai cả. Những chuyện này là sao?”. Tối đó, Oswald bị kết tối giết cảnh sát J.D.Tippit và tổng thống Kennedy.

Lee-Harvey-Oswald

7. Sau khi bị bắt giữ, Lee Harvey khăng khăng chối tội. “Tôi chẳng bắn ai cả” ông nói. Nhưng Lee thú nhận đã thủ tiêu Partridge (khiến cảnh sát bất ngờ) nhưng vẫn một mực lặp đi lặp lại từ chối nhận tội giết Kennedy và Tippit. Hắn cũng phủ nhận việc mình có một khẩu súng trường, và cho rằng bức ảnh hắn ôm khẩu súng trường lẫn súng lục là giả tạo. Lee tin rằng, có kẻ đã giả mạo mình. Lý thuyết “kẻ giả mạo” này khá phổ biến về sau. Theo một số người học giả thuyết âm mưu, có người thấy Oswald ở hai địa điểm trong cùng một thời điểm trong tháng 11/1963. Vợ của Oswald, Marina, sau đó cũng nói với các điều tra viên rằng chồng bà “hành xử như một người khác” trong suốt vài tuần trước sự kiện Kennedy đến viếng thăm Dallas. Các phân tích dấu vân tay trên khẩu súng trường được tìm thấy ở Thư Viên Lưu Ký không chứng minh được Lee đã từng bấm cò. Viên đạn tìm thấy trong người viên cảnh sát Tippit cũng không được xác nhận là loại đạn trong khẩu súng mà Oswald sở hữu. “Tôi không có hiềm khích gì với tổng thống”. Oswald nói với điều tra viên vào sáng Chủ Nhật 24/11. Chỉ hai mươi phút sau, trong khi chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác, lúc 11g21 sáng, Oswald bị bắn chết, ngay trong sự bảo vệ của cảnh sát. Hung thủ là Jack Ruby. Ruby là chủ sở hữu một tụ điểm ăn chơi nổi tiếng ở Dallas có tên Carousel Club. Jack nói với nhân viên mật vụ rằng hắn giết Oswald là để “bà tổng thống Kennedy không phải chịu thêm đau đớn khi phải quay lại phiên tòa, nhất là vì thằng khốn nạn này”.

Ruby sau đó phủ nhận lời thú tội này, rằng hắn không thể nào nhớ ra mình đã lang thang ở đâu trong ngày Kennedy bị ám sát, cũng như những ngày sau đó dẫn đến hôm Oswald bị bắn chết, cũng như vài ngày sau đó. “Tôi hoàn toàn bị lạc, tôi không biết vì sao mình lại có mặt ở đây, trong trang phục của cảnh sát” – Ruby phản pháo. Vào ngày 11/12, chủ tịch ủy ban Warren, Earl Warren, và thành viên ủy bản, Gerald Ford, có cuộc gặp riêng với Ruby. Ford sau này nhớ lại “Ruby nói với chúng tôi, “Cô y tá làm việc ở đây, cô ta đã tiêm cho tôi cơn cảm lạnh” Ý hắn là vaccine cảm cúm. Nhưng Ruby khăng khăng bảo đó là các tế bào ung thư. Earl nói với hắn “Này ông Roby, đừng nói với tôi ông tin mấy cái chuyện vớ vẩn đấy nhé” nhưng Ruby nói “Tôi tin chắc”.  Những lời khai này không có giá trị với Ủy Ban Warren. Phiên tòa xử vào tháng 1.1964 tuyên bố Ruby có tội và phải chịu án tử hình. Hai ngày sau, bác sĩ cho biết Ruby đã bị viêm phổi, và tìm thấy tế bào ung thư trong phổi, gan và não của Roby. hai ngày sau, Ruby chết trong phòng mổ số 5, cũng là phòng mổ mà Oswald đã chết hai tháng trước đó.

bb4

8. Những lời cuối cùng của Magneto. Kẻ đang bị giam cầm trong nhà tù nhựa. Có quá nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời được đặt ra mà người ta muốn hỏi Erik Lehnsherr. Ai là kẻ đã điều khiển Oswald? nếu không phải Lehnsherr, thì kẻ nào đã đẩy hắn lên thư viện? Tại sao Lehnsherr lại muốn giết tổng thống? Phải chăng vì Kennedy tạo ra Dự Án Thức Tỉnh Diện Rộng, tổ chức CIA đã giết chết thành viên của Hội huynh Đệ Dị Nhân Azazel và Tempest?

Và Erik Lehnsherr đã bất ngờ trả lời cuộc phỏng vấn của nhà báo. “Ai nói Oswald ở trên tòa nhà đó?” – bằng giọng nói âm hưởng Đức, Erik chậm rãi nói với giọng trầm thấp “Và ai nói kẻ giết người là một người đàn ông? Và ai nói Tôi muốn Kennedy chết vì anh chị em huynh đệ của tôi bị giết?” Erik cười khinh bỉ.

Con người“, hắn nói, với vẻ ghê tởm. Rồi hắn quay đi. Cuộc phỏng vấn chấm dứt tại đó.

9. Những câu hỏi này sẽ được trả lời trong X-Men: Days of Future Past. Hoặc ít nhất, cho bạn vài gợi ý để có thể tự đoán ra câu trả lời…

Tags:

4 thoughts

Leave a Reply