guardian-of-the-galaxy-poster1

Với những ai mê Marvel và Star Wars, “shut up and go watch it”. Tui, tiếc thay, không quá hâm mộ Star Wars cùng các thể loại phim tàu không gian vũ trụ. Điều đó không có nghĩa là tui không thích Vệ binh dải ngân hà. Vệ binh dải ngân hà (Guardians of The Galaxy) khá thú vị và lạ thường so với các phim siêu anh hùng khác của Marvel vì nó đặt bối cảnh trong không gian và tàu vũ trụ, với âm nhạc đầy chất “hoài cổ thập niên 70”, và một đám loser (thua cuộc, mất mát) nhưng đồng thời rất quen thuộc với cái kiểu tưng tửng hài hước cộng với cái sự gây gỗ khích bác ghét nhau của một đám người phải đảm nhận nhiệm vụ cứu thiên hà. Nói một cách khác, GOTG là phiên bản tương phản với The Avengers. Nếu The Avengers là chuyện của một đám siêu anh hùng tài năng tụ lại với nhau để cứu thế giới nhưng chả ai ưa ai, thì GOTG là chuyện của một đám tội phạm cà lơ phất phơ tụ lại để cứu thiên hà nhưng chả ai ưa ai.

1. Vệ binh dải ngân hà có đoạn mở đầu ấn tượng mạnh mẽ và độc đáo. Đó là khi chúng ta được gặp lại Peter Quill khi còn là một cậu bé nhạy cảm, dễ bị tổn thương, run rẩy không dám nắm lấy bàn tay của người mẹ đang hấp hối trên giường bệnh bổi nỗi sợ hãi phải đối mặt với mất mát lớn trong đời, để rồi phải ân hận day dứt vì điều ấy khi mẹ của cầu trút hơi thở cuối cùng. Ngay trong đêm mẹ câu ra đi, Peter bị một chiếc phi thuyền bắt cóc. Cũng như những bản nhạc cũ xưa trong chiếc băng cassette mẹ của cậu để lại, câu chuyện của cậu bé Peter cũng làm gợi nhớ lại cảm giác của bộ phim E.T của Steven Spielberg. Một “backstory” ngắn gọn, nhưng đủ để chúng ta yêu nhân vật, để hiểu được những quyết định đầy cảm tính của gã Peter đầu trộm đuôi cướp của 26 năm sau.

Tua nhanh đến hiện tại, tức 26 năm sau, chúng ta gặp lại Peter trên một hành tinh hoang phế, đang tìm kiếm một cổ vật của vũ trụ. Bụi bặm, tưng tửng, Peter Quills – nay tự xưng là Star Lord (Chúa tể những vì sao) – đeo headphone, bật chiếc walkman của Sony lên để nghe những bản nhạc tổng hợp từ những năm 80, với ca khúc mở đầu “Come and Get Your Love”, và nhún nhảy theo điệu nhạc. Một hình ảnh độc đáo và tuyệt vời khi khung hình chuyển sang cảnh toàn rộng để thấy con người nhỏ bé nằm lọt thỏm dưới đáy khung hình giữa một hành tinh xa lạ đổ nát đang nhún nhảy theo điệu nhạc vui tươi. Và tựa phim hiện lên, lấp dầy mọi khoảng trống, đầy sự tương phải và mỉa mai: GUARDIANS OF THE GALAXY. Với tui, đây có lẽ là một trong những mở đầu phim ấn tượng nhất, khác lạ nhất, đầy chất điện ảnh nhất của Marvel. Nó tràn ngập cảm xúc, không khí và tính biểu tượng.

guardians-of-the-galaxy-line-up

2. Sự khác biệt của GOTG với những phim khác của Marvel chính ở thân  thế của các nhân vật chính. Nếu Tony Stark là một đại gia với những vũ khí siêu hạng, Bruce Banner là một nhà khoa học với cơn thịnh nộ biến anh thành gã khổng lồ xanh, Steven Rogers là một chiến binh có sức mạnh vô song, Thor là vị thần Sấm với cây búa đầy phép thuật, thì Peter chỉ là một thằng nhóc mồ côi không biết mặt cha, sống với đám giang hồ vũ trụ, chuyên nghề ăn trộm và bị truy đuổi khắp nơi. Nếu hội Avengers quy tụ những anh hùng cái thế, thì hội Guardians of The Galaxy quy tụ một đám tội phạm chẳng ra hồn: một thằng trộm, một cô gái da xanh, một con chồn nói nhiều, một cái cây chậm hiểu và một thằng to xác đầu đất. Sự thú vị của GOTG chính là sự khai thác thế mạnh về tính hài hước châm biếm mỉa mai tràn ngập trong suốt chiều dài bộ phim, nhưng vẫn có thể dễ dàng quay trở lại với những pha hành động gay cấn cũng như chuyển sang những phút giây lắng đọng cảm động một cách tài tình. Chris Pratt, vốn xuất thân từ một diễn viên hài (và có ngoại hình mập mạp) đã đem đến cho Peter sự hài hước duyên dáng tưng tửng nhưng cũng rất tình cảm đầy thuyết phục. Trong khi đó, cặp đôi chồn hương Rocket và cái cây khô Groot lại có sự tếu táo/ dễ thương tương phản trong mối quan hệ éo le của họ. Nếu Rocket như một con cáo già ma mãnh khôn ngoan thì Groot lại hồn nhiên ngây thơ, đem đến những cung bậc cảm xúc hài hước lẫn xúc động trong suốt cuộc hành trình cứu thiên hà. Sự thú vị còn ở chỗ, nếu Bradley Cooper có nhiều đất diễn trong việc lồng tiếng cho Rocket thì VinDiesel lại thể hiện tài năng của mình khi mà toàn bộ thoại của Groot chỉ gói gọn trong ba từ “I am Groot” nhưng vẫn đầy những cung bậc cảm xúc và ý nghĩa khác nhau mỗi lần Groot lên tiếng. (Có lẽ đó là một trong những ví dụ rõ nét để bạn hiểu với thoại của phim, nghĩa đen của nó không quan trọng bằng subtext – ẩn ý – của nó). Bộ ngũ còn có Gamora, cô gái da xanh được quỷ ác Thanos nuôi dạy nhưng âm thầm chịu đựng chờ ngày phản bội, và Drax, gã người hành tinh to con đầu đất cũng đem đến nhiều tiếng cười mỗi khi đối thoại bởi sự ngu ngốc chậm hiểu của hắn. Tính cách của bộ ngũ được khai thác mạnh mẽ khi cả năm bị đẩy vào trong những tình huống éo le khiến họ buộc phải bộc lộ con người của mình một cách chân thật nhất.

GOTG khai thác sự hài hước từ thoại một cách triệt để, và trong một chừng mực nào đó, cũng là sự tự giễu nhại vào kiểu “anh hùng” của các phim Marvel, mà đỉnh cao là cảnh năm người hùng cùng đứng thành vòng tròn khi họ phải quyết định liệu họ sẽ đứng lên để cứu dải thiên hà hay không. Có thể nói James Gunn, đạo diễn của GOTG, đã rất tài tình trong việc cân bằng giữa sự hài hước tưng tửng với sự hoành tráng cần có của một phim siêu anh hùng của Marvel. Mở đầu hài hước, tiếp theo hoành tráng, kết thúc xúc động, GOTC lẽ ra có thể nói là một trong những phim mùa hè đặc sắc nhất.

guardians_of_the_galaxy_7

3. Thế nhưng, điều đáng tiếc là GOTG không khiến cho tui cảm thấy đây thực sự là bộ phim tuyệt vời đỉnh cao, bước ra khỏi rạp mà lòng ngập tràn sự hưng phấn “wow, quá đã”. Có một dàn nhân vật chính diện độc đáo, nhưng đám villain phản diện lại quá sức cùi bắp, từ cô em gái Nebula ỏng a ỏng ẹo cùng lão Ronan thích tỏ ra nguy hiểm tới Thanos bị trĩ nội không thể đứng dậy. Hầu hết những đoạn xuất hiện đám phản diện chủ yếu nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người xem biết kế hoạch xấu xa của bọn chúng ra, sao, bọn chúng sẽ làm gì, cái cục tròn tròn là cái gì, nó nguy hiểm ra sao v.v… cũng như cung cấp kiến thức lịch sử dải ngân hà và các thể loại tộc người nào đang tồn tại. Ồ, phụ trợ với các vị này trong chương trình “cung cấp kiến thức thiên hà” là hội lãnh đạo hành tinh Xanat với Glenn Close và John C. Reilly (hai vị này ngoài nhiệm vụ này còn có nhiệm vụ giới thiệu cho khán giả biết rằng thiên hà sẽ được bảo vệ bởi một đám tội phạm trong trailer, nhưng cảnh ấy đã không tìm được chỗ để chui vào trong phim).

Một trong những vấn đề mà tui học được về viết kịch bản, đó là khán giả không quan tâm mấy đến chuyện thế giới và thiên hà có bị phá hủy hay không. Những mất mát cá nhân, những tổn thương tinh thần mới thật sự là cái mà khán giả lo lắng cho nhân vật của bộ phim. Thế nên, lão Ronan có hủy diệt cái hành tinh gì đó với bầy người xanh đỏ tím vàng thì thật ra người Trái Đất như chúng ta cũng chẳng mấy lo lắng, có khi còn mong cho chết cả đám cho rồi xem cho nó sướng mắt.

Vì lẽ đó, GOTG không có làm tui hồi hộp căng thẳng gì mấy ở đoạn cuối phim, vì nói thiệt, tui không có quan tâm. Ronan có hủy diệt thiên hà hay không cũng chả chết ai, chả liên quan đến ai, chả khiến ai thật sự đau khổ cả. Sự mất mát lớn nhất, với tui, mà thôi, nói ra thì spoil mất, nhưng bạn xem phim thì bạn biết tui nói đến điều gì. Và nó lại xảy ra ở đầu hồi hai. Và điều buồn cười là các bạn nhân vật chính của mình, trừ một bạn duy nhất, cũng không mấy đau khổ vì điều đó. WTF?

4. Âm nhạc tuyệt vời!!! Bài nào nghe cũng phê hết, từ cái bài Hooked on a Feeling rất là catchy từ trailer, đến Ain’t no Mountain High Enough… Bạn nào thích thì vào đây nghe 

PS: Có một niềm tin rằng, một ngày kia, nếu muốn, body mình cũng có thể đẹp thế này hehehe

chriss

Tags:

2 thoughts

Leave a Reply