SnowpiercerTrainQuadFullwidepost1

Quên béng là cuối tuần này có một phim đáng xem rạp: Snow Piercer (Chuyến tàu băng giá). Có hai điều bạn nên biết trước khi xem phim để tránh nôi giận với tui về sau: 1: phim bị cắt (và sau một thời gian quan sát và suy nghĩ, tui thấy khán giả VN cũng đáng bị xem mấy cái phim bị cắt lắm), nhưng nói chung không làm hỏng câu chuyện, chỉ làm bớt sự hưng phấn kích động máu me. 2: đây là một phim vô lý trời thần, không có gì bào chữa nổi!!! Chẳng hạn, ai đã xây con tàu này, nó chuẩn bị trong bao lâu, mà ngay năm 2013 là nó đã có rồi, chạy được liền luôn, mà chạy 18 năm không hỏng hóc gì hết, đường ray cũng không hỏng gì luôn, (SPOILER ALERT khi gần hết phim phát hiện ra người ta sửa động cơ máy ra sao, thiệt ra tui cũng có chút “WTF cái gì vậy trời, thiệt luôn hả?) HẾT SPOILER. Nhưng nói chung, vì thứ nhất cái ý tưởng lớn hơn của cái phim cũng khá hay ho với tui (nhưng cũng có thể củ chuối với các bạn), thứ hai là phim của Bong Joon Ho, đạo diễn Hàn Quốc tui yêu thích nhất, bởi dù anh có làm phim nghệ thuật hay thương mại thì cũng rất hấp dẫn, mà hầu như phim nào của Bong Joon Ho cũng đầy ẩn dụ chính trị, từ Memories of Murders đến The Host, đến cả một phim rất xúc động về tình mẫu tử như Mother.
SnowpiercerStill-thumb-630xauto-36253

Dĩ nhiên, Snow Piercer là một phim đầy ẩn dụ về chính trị. Thật ra không có ẩn lắm. Có lẽ làm cho Mẽo xem nên có phần phải lộ ra kẻo khán giả Mẽo xem không hiểu =)) Tiền đề của phim là, một ngày nọ, vào năm 2013 này nè, để ngăn chặn tình trạng Trái Đất nóng lên làm khí hậu khắc nghiệt, người ta nghĩ ra cái màn phóng lên trời cái chất gì đó để làm lạnh không khí, ai ngờ quá tay cả thế giới đóng băng, chết ngắc gần hết, trừ mấy người lên được một con tàu tên là…. (đoán xem)… Snow Pierce. 17 năm sau. Chúng ta nay đang ở cùng với mấy người ở KHU DƯỚI, nghèo khổ, ăn mặc dơ dáy, mỗi ngày phải đứng xếp hàng cho một đám lính tới đếm, cho ăn một cục protein nhìn như cục xương xa mà không có hạt lựu. Thỉnh thoảng có một mụ mập lùn tóc vàng mặc áo vàng đeo nơ vàng mặc sip vàng tới, mụ này nhìn có vẻ nhà giàu mà lại đi bắt mấy đứa trẻ con đi. Nếu có bạo động vì mấy ông cha bà mẹ phẫn uất, thì có mụ ốm răng hô đeo mắt kính có vẻ có học vấn hơi xí mấn tới vừa trấn an vừa răn đe, đoạn này xem khán giả Việt Nam có thể có chút đồng cảm (tui ý nói là về bọn thực dân Pháp với đế quốc Mỹ đó, các bạn đừng suy nghĩ xuyên tạc, bị kẻ xấu lợi dụng, thế lực thù địch tuyên truyền mà suy nghĩ lệch lạc nha). Nói chung ở đâu có đàn áp, ở đó có đấu tranh. Có anh này, Captain America giờ bị mất áo giáp với cái khiên, đổi tên thành Curtis hay sao đó, ảnh phẫn uất lắm, nhưng anh kềm lại, anh kêu mấy người khác “chưa tới lúc, chưa tới lúc”, ai cũng hỏi “khi nào tới lúc, khi nào tới lúc” xong ảnh nói “rồi sẽ đến lúc, rồi sẽ đến lúc”. Lúc đó là lúc nào thì tui không thể spoil được. Nhưng anh ấy không phải là người lãnh đạo, thiệt ra, anh sợ bị làm lãnh đạo lắm. Người lãnh đạo là một ông già, Gilliam, một ông già bí hiểm bị cụt một chân. Bang hội của họ thỉnh thoảng nhận được trong cái cục protein đen thui như xương sa không hột lựu có một hột cũng không phải hột lựu mà là hột gì đó trong đó có cái tờ giấy trong tờ giấy mở ra có một chữ, mà chữ đó là gì thì phải xem phim mới biết. Mỗi mẩu giấy là một manh mối để dẫn dắt, báo trước một chuyện sẽ xảy ra hoặc nên làm. Ai cũng muốn lên KHU TRÊN dù thật ra cũng không ai biết khu trên có cái gì. Muốn lên được khu trên phải băng qua mấy cái cửa, muốn băng qua mấy cái cửa phải tìm được một người từng là chuyên gia an ninh thiết kế ra hệ thống cửa này. Đoán xem anh ta quốc tịch gì? Anh này cùng con gái ảnh hồi xưa từng diệt trừ quái vật sông Hàn, ai đi xem phim về không thấy chi tiết này thì về nhà mở xem The Host của Bong Joon Ho (xin đừng hỏi vì sao con ổng còn sống trong phim này). Khổ là anh này đang bị tù. Thế là Curtis phải giải cứu ông Hàn Quốc này, ông này dở tiếng Anh của Thuyền Trưởng Hoa Kỳ thì dĩ nhiên giỏi tiếng Hoa nên ngôn ngữ có bất đồng, nhưng trong thời tương lai, trên cái tàu có nhiều thứ lạ hay lắm. Sau đó cả đoàn người lũ lượt làm “chuyện ấy” (muốn biết “chuyện ấy” là chuyện gì xin xem Hunger Games, đọc phụ đê nghe tiếng Anh kỹ kỹ) kéo lên khu trên. Và Khu trên thì, chòi oi…. ai xem phim cũng biết rồi, ai chưa xem cũng có thể đoán được, đoán trúng hay sai thì chưa biết. Dĩ nhiên, ở đâu có “chuyện ấy”, ở đó có máu me.
Nãy giờ mới kể có 1/3 phim thôi nha.
2013-Snowpiercer-Tilda-Swinton-1

Nhưng tui không kể tiếp nữa.
Cái hay của Snow Piercer là Bong Joon Ho đã lấy một môtip mà đọc truyện chưởng Kim Dung hay võ hiệp dã sử Tàu cũng thường thấy, để nói về những xung đột chính trị, xung đột giai cấp. Nói ra thì khập khễnh, cũng hơi nhạy cảm, nhưng tui thấy dễ hình dung (với tui) là cũng như đọc Kinh Thánh thì đừng tìm sự logic mà hãy đọc các biểu tượng, Snow Piercer cũng tương tự như thế. Bỏ qua sự logic về khoa học kỹ thuật, bỏ qua vài ba câu thoại cực kỳ sến Hàn Quốc, thì tìm kiếm biểu tượng trong bộ phim này cũng là một thú vui. Hơn nữa, câu chuyện kỳ lạ này với diễn xuất có lẽ là “sâu nhất” của Chris Evan từ xưa tới nay (khó tưởng tượng ra anh ấy hồi 10 năm trước đóng một vai trét xem lên dzú và qp và (_|_) đi ra cười cười rồi đi dzô trong Not Another Teen Movie), cùng sự tưng tửng của Song Kang Ho và cả lối diễn quái đản của Tilda Swinton tạo nên một khối tổng hoà thú vị. Thiết kế bối cảnh của phim tuyệt vời, dù có phần hơi thiếu đột phá về ý tưởng. Quay phim và dựng phim uyển chuyển nhịp nhàng tạo nên sự sống động. Không ít những khung hình tạo ra cảm giác rất “Hàn Quốc”, ma mị quái lạ bí ẩn rùng rợn trộn lẫn. Phim cũng không ít những khoảnh khắc hài hước để giảm đi sự nghẹt thở ngột ngạt của cuộc hành trình. Ồ, không như Lửa Phật bị mang tiếng quảng cáo rượu dù không hề gọi ra tên loại rượu nhưng báo chí ta nói vì yêu mến luật pháp và bảo vệ sức khoẻ người dân lao động đã chỉ ra và lên án kịch liệt, phim này quảng cáo thuốc lá trắng trợn, không chỉ gọi ra tên nhãn thuốc lá, còn quay cận những mấy lần, xong ca ngợi luôn những công dụng tốt của thuốc lá đối với con người, nhưng chắc vì phim nói trong thời tương lai nên nói chung không có ai thèm phản đối, mọi người trong rạp hôm họp báo còn vỗ tay rần rần nữa cơ. Kết thúc phim có chút hụt hẫng, và tui còn quá nhiều thứ tiếc nuối với phim này, với những “giá mà”, nhưng thôi, đó lại là chuyện khác.
(PS: phim này bên Mỹ studio nó đòi cắt đi 20 phút vì kêu bạo lực quá, với làm dài quá khán giả Mỹ nó ngu lắm không hiểu đâu, cho nên đừng thấy ở đây phim cắt rồi gào lên “Tui phản đối, tui phản đối”, qua Mỹ xem đi cho nó trọn vẹn cái thẹn tấm lòng – cái này tui tự nghĩ ra khỏi hỏi tui nguồn ở đâu nha)

Tags:

5 thoughts

  • Thuần

    Chào Phanxine.

    Cảm ơn vì bạn đã viết bài này. Mình mới xem phim này tối qua. Bị hấp dẫn. Đã nhanh chóng bỏ qua logic và không quan tâm tới nguyên nhân. Tuy nhiên, còn 1 cái thắc mắc bé xíu.

    Lúc mà ông Gilliam bảo Curtis lên tới trên đó rồi đừng để W được nói, cắt lưỡi hắn đi. Rồi Curtis lên tới nơi, W đã có một tràng nói rất lâu, đúng ra là W dùng chiến thuật làm cho Curtis rất nhiều cảm xúc :D.

    Lúc đó Phanxine có nghĩ W nói dối không?
    Mình cứ thấy 2 bố con Nam quen quen, đọc bài trên xong thì biết rồi :p

    • Huy

      Mình nghĩ W hay Gilliam nói dối thì có trời mới biết. Người xem nghĩ và hiểu ra sao cũng được. Vì đó là “con điếm” chính trị và chính sách mị dân để cai trị mà 😀

  • Maianh

    Google về bộ phim, vô tình ghé qua và đọc bài viết vì vốn là 1 phim tui thích và cũng của 1 đạo diễn yêu thích. Không bàn về bộ phim, chỉ xin bàn về người viết. Giọng điệu rất kiêu ngạo, mỉa mai nhận thức người Việt (“khán giả VN cũng đáng bị xem mấy cái phim bị cắt lắm”) nhưng từ đầu đến cuối bài viết tui chỉ thấy có người viết là có vấn đề về nhận thức, giải thích những cái mà không ai cần giải thích. Nếu người viết nghĩ đó là những điều khó hiểu cần giải thích thì trình độ của người viết cũng “xứng” là khán giả VN lắm chứ ko thua kém đâu vì suy cho cùng thì người viết chắc cũng là người Việt. “Xin đừng hỏi vì sao con ổng còn sống trong phim này” – nếu chỉ là câu nói đùa thì đây cũng là câu nói “thông mình” nhất tui từng nghe, dù sao nó cũng gây cười =)))) Đọc đến đây đủ hiểu trình độ người viết. “Ông này dở tiếng Anh của Thuyền trưởng Hoa kỳ thì dĩ nhiên giỏi tiếng Hoa” – đến đây thì thực sự ko hiểu nổi mình đang đọc cái quái gì nữa??? Captian America là thuyền trưởng hồi nào vậy trời?? Diễn viên Hàn Quốc có nói tiếng Hoa trong phim hả??? Bạn viết bài này ơi, người Việt nào dù ngu dốt nhất cũng thừa sức phân biệt được tiếng Hàn và tiếng Hoa đó. Còn vô cùng nhiều những thứ ngớ ngẩn bạn viết trong bàu này nữa, nhặt ra không hết. Tóm lại “bài phân tích” của bạn thực sự quá “sâu sắc” nên không người Việt nào hiểu nổi, nhất là những ai từng xem phim Snowpiecer sẽ không nhận ra bạn đang nói về bộ phim đó. Hài chết mất!! =)))))

  • Nam

    Bài viết rất hay! Mình đọc bài viết của bạn trc xong thấy thích rồi xem phim rồi lại quay lại đọc bài của bạn mà vẫn chưa hiểu hết bộ phim ^^

    Mình thấy những điều Wilford nói với Curtis rất đúng, nó giống như là quy luật của tự nhiên mà người dẫn dắt nhân loại cần phải hiểu để để có thể “điều khiển” loài người đi đúng con đường của tạo hoá.

Leave a Reply