Russell Crowe as Noah

1. NOAH: Đại Hồng Thủy. Không mảy may nghi ngờ về tài năng kể chuyện bằng hình ảnh của Darren Aronofsky, chỉ với vài hình ảnh đã có thể kể được câu chuyện Adam Eva và thượng đế đã tạo ra thế giới như thế nào. Và cả sự hoành tráng của con tàu của Noah. Darren Aronosky, nếu bạn chưa biết, là đạo diễn của những bộ phim đầy ám ảnh như Requiem for a Dream, Black Swan, The Wrestler. Thế mạnh trong kỹ thuật dựng của Darren là sử dụng những hình ảnh có vẻ không liên quan đến nhau đặt cạnh nhau, với hiệu ứng fast motion, cùng với âm thanh hiệu quả, để chuyển tải một “câu chuyện”, đồng thời tạo nên cảm giác về ảo giác như cảm giác phê thuốc. Có thể thấy kỹ thuật này mạnh mẽ nhất trong Requiem for a Dream.

Darren bắt đầu sự nghiệp với các phim độc lập kinh phí thấp. Pi, rồi Requiem for a Dream, sau đó thử sức với một phim thiệt là hoành tráng: The Fountain, mà theo tui đánh giá là một thất bại, nhưng vẫn được lòng nhiều người ưa chuộng điện ảnh nghệ thuật. Sau hai phim kinh phí thấp sau The Fountain đều được đan1h giá cao tại các giải thương điện ảnh và cũng gom về một mớ Oscar, gồm The Wrestler và Black Swan, Darren cũng được mời làm vài phim thương mại bom tấn như The Wolverine, Batman Year One, nhưng cuối cùng thì Darren đều nhận lời đã đời xong từ chối. Có vẻ như cái bản tính gàn dở của một đạo diễn chuyên làm phim nghệ thuật người Anh đã thúc ép Darren phải làm một phim nào đó gần với cảm xúc của anh hơn.

Anh chọn Noah. Một phim hoành tráng. Một câu chuyện quen thuộc được kể lại với khung cảnh hùng vĩ bát ngát, lấy bối cảnh quay ở Iceland ngút ngàn.

2. Cảm giác chung là xem phim như xem một bài giảng về kinh thánh bằng hình ảnh, với đủ hỉ nộ ái ố, những bài học về đạo đức, về niềm tin. Có thể nói, Noah là một phim bom tấn về đức tin và tôn giáo. Noah là một nhân vật thiêng liêng trong kinh thánh, và chính vì thế, kể lại câu chuyện về Noah, với việc mô tả nhân vật này trên màn ảnh rộng sẽ đụng chạm đến nhiều người theo đạo. Ở các nước theo đạo Hồi, việc mô tả hình ảnh của đấng linh thiêng và tiên tri là một hành vi bị cấm đoán, mà vì thế không nghi ngờ gì mà các nước hồi giáo như Indo, Mã Lai, Qatar, Pakistan … hè nhau cấm tiệt phim này. Phim cũng kích động một số câu hỏi về đạo đức rất mãnh liệt, đồ rằng đi xa khỏi kinh thánh, nên cũng nhiều hội Thiên Chúa Giáo ở Mỹ cũng phẫn nộ phản đối bộ phim này vô cùng, dù nhiều trong số đó chưa xem phim nhưng cũng hùa nhau phản đối, chuyện này thì không có gì mới lạ, nhất là ở Việt Nam thì thường xuyên xảy ra nên chuyện ở Mỹ cũng vậy thôi không có gì đặc biệt quá, nhưng nói chung nó cũng khiến cho anh diễn viên già mập Russell Crowe nổi giận bảo “đúng là lũ ngu”.

Noah-2014-Movie-HD-Images

3. Darren Aronofsky từng mê mẩn cái truyện Noah này từ thời bé, nghe đồn năm 13 tuổi còn làm thơ về cái câu chuyện này xong đoạt giải của Liên Hiệp Quốc luôn. Cái hay là câu chuyện Noah xây tàu cứu thế giới thì ai cũng biết rồi, nhưng cách mà Darren kể lại câu chuyện này trong Noah khiến người xem phải tự vấn lại câu chuyện này một lần nữa, cùng với sự hồi hộp căng thẳng về mối quan hệ giữa người với người, người với đấng kiến tạo, giữa cha và con, giữa vợ và chồng… Cũng như các phim khác của Darren, chủ đề của Noah cũng nhấn mạnh về sự tự huỷ diệt. Requiem for a Dream kể về những con người bị “nghiện” huỷ hoại bản thân họ, The Fountain kể về một người đàn ông suốt ba kiếp cuộc đời mình, để cứu một người mình yêu mà sẵn sàng “huỷ diệt bản thân”, The Wrestler xoay quanh một gã đô vật hết thời đang huỷ hoại cơ thể mình từng ngày với rượu chè và những trận đánh đẫm máu, và Black Swan kể về một vũ nữ ballet huỷ hoại chính bản thân mình để hoá thân vào vai diễn thiên nga đen. Noah cũng không nằm ngoài chủ đề xuyên suốt đó, nếu không nói rằng nó được nâng lên ở một tầm rộng lớn hơn: sự tự huỷ hoại cả thế giới, cả loài người, và Noah phải đối mặt với những quyết định khó khăn trong cuộc đời mình bởi đức tin với Đấng Kiến Tạo và lương tri của một con người.

Cái khó của phim Noah là các bạn theo đạo thì phẫn nộ vì phim hông có giống kinh thánh các bạn được dạy. Các bạn không theo đạo thì cảm giác mình đang bị giảng đạo suốt hai tiếng đồng hồ. Chỉ có những bạn mê Darren thì chắc sẽ thấy thoả mãn phần nào. Nhưng Darren có lẽ chỉ hợp với các phim indie. Cả hai phim blockbuster của anh, lần trước là The Fountain, đều là những phim khiến bản thân tui hơi thất vọng (dù nhiều bạn chắc vẫn mê mệt với The Fountain). Bạn nào yêu thích Emma Watson, cô bé Hermione trong Harry Potter, thì cũng nên ngó qua xem em ấy đã trưởng thành thế nào.

4. Trong phim, tui nghĩ nhân vật thú vị nhất ngoài Noah là cậu con trai Ham. Tiếc là có một cái gì đó thiếu thiếu, không giải thích được, không đủ mạnh để nhân vật này trở thành đối trọng lớn hơn. Có thể Logan Lerman chưa đủ sức để gánh một vai lớn như thế…

Noah (Đại Hồng Thuỷ – 2014). Đạo diễn: Darren Aronofsky. Diễn viên: Russell Crowe, Jennifer Connelly, Emma Watson, Logan Lerman. Khởi chiếu từ 28/3/2014 tại VN. Megastar phát hành.

Tags:

4 thoughts

  • itxemfim

    mình chg phải dân đạo gì nhưng thây bộ phim khá hay. Cung tim hieu ve may chương co nhan vat Noah trong kinh thánh sau khi xem phim. Bỏ qua khia cạnh tôn giáo, ḅô phim làm suy nghi vê cuôc đoi và sô phân, ham muôn của con ngươi, nhân loaị. Ve mat tin nguong, không có gì tôt hơn đạo làm nguoi tôt. Thích ca 2 nhân vât chınh Jennifer Connelly va gladiator “vua già vua map” Russell Crowe.

  • Viet

    Nghe anh giảng xong thấy hay quá 😀 Em mới chỉ xem The Black Swan trước Noah nên không nhận ra tính chất tự huỷ diệt trong phim của Aronofsky mà anh phân tích. Em cũng có cảm nhận là nhân vật đóng Ham có gì đó chất hơn những diễn phụ trẻ khác.

Leave a Reply